1. Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm được coi là trái tim của Hà Nội. Bởi hồ nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố là Hàng Khay, Lê Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng. Hồ Hoàn Kiếm trước đây có tên gọi là hồ Lục Thủy hay hồ Thủy Quân. Bởi đây từng là nơi vua dùng để huấn luyện thủy binh chiến đấu. Tuy nhiên, đến thế kỷ XV, hồ đã được đổi tên thành Hồ Gươm, vì gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa vàng.
Đây chính là nơi để mọi người thư giãn, đi dạo, hóng mát và là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là một địa điểm vui chơi “cực hot” của giới trẻ bởi gắn liền với Phố đi bộ, nơi diễn ra những hoạt động vui chơi tập thể. Đi dạo trên quanh hồ Gươm, mua một que kem Tạ Thủy 10k và ngồi “chill” cùng bè bạn trên những chiếc ghế gần bờ hồ thì còn gì tuyệt hơn.
– Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Giờ mở cửa: Luôn mở
– Các di chuyển: Các tuyến xe buýt đi qua Hồ Hoàn Kiếm là 08, 09, 14, 31, 36, 86.
2. Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Là nơi diễn ra những cuộc thi cử để tuyển chọn người tài giúp vua lo việc nước. Đến nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tấm bia gắn trên mai rùa khắc tên những tiến sĩ tài giỏi trong thời kỳ phong kiến. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc đậm chất cổ kính của những ngôi miếu nơi này.
Hằng năm, vào những mùa thi cử, các sĩ tử từ khắp nơi đổ về di tích lịch sử ở Hà Nội này để sờ đầu rùa, thắp hương và cầu cho đường học hành hanh thông, thi cử đỗ đạt. Đặc biệt, vào Rằm Nguyên Tiêu, tại Văn Miếu thường diễn ra ngày hội Thơ Việt Nam vô cùng trang trọng trong không khí sắc xuân tràn đầy.
– Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
– Giờ mở cửa: Từ thứ 2 – 6, mở cửa từ 7:00 – 18:00. Vào thứ 7, chủ nhật, mở cửa từ 8:00 – 21:00.
– Cách di chuyển: bạn có thể chọn các tuyến xe buýt đến Quốc Tử Giám là 02, 23, 32, 38, 41.
3. Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác
Nếu đã đặt chân tới mảnh đất ngàn năm văn hiến thì Lăng Bác – Quảng trường Ba Đình là địa điểm du lịch ở Hà Nội mà các bạn không thể bỏ qua. Nơi đây là trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh,…
Lăng Bác là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ kính yêu. Bên ngoài lăng là những hàng tre xanh bát ngát. Lăng chủ tích mở cửa vào sáng thứ 3,4,5,7 và chủ nhật. Khi vào viếng lăng Bác, bạn chú ý ăn mặc chỉnh tề, không đem theo các thiết bị điện tử ghi hành và giữ trật tự trong lăng.
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội.
4. Hoàng thành Thăng Long
Nằm trên địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long là một di tích lịch sử ở Hà Nội nổi tiếng. Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng qua nhiều triều đại khác nhau, bắt đầu từ thời kỳ Đinh – Tiền Lê và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam.
Qua quá trình khai quật và nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng, hoàng thành Thăng Long đã tồn tại được 13 thế kỷ xuyên suốt các triều đại Lý, Trần Lê, Mạc, Nguyễn.
Đến nơi này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những di tích được lưu lại bên trong hoàng thành Thăng Long như khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D76, Bắc Môn, Hậu Lân, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn. Vào năm 2010, Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
– Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội
– Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng ngày trừ thứ 2
– Cách di chuyển:
– Nếu đi phương tiện cá nhân, bạn đi đến địa chỉ 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
– Nếu đi bằng xe bus, có thể bắt tuyến xe bus số 22 để dừng ngay trước cửa Hoàng Thành.
5. Chùa Một Cột
Tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Một Cột từ lâu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa này được xây dựng dựa trên “giấc mộng Quan Âm” của vua Lý Thái Tổ. Chùa Một Cột là quần thể kiến trúc bao gồm ngôi chùa và tòa đài giữa hồ. Ngoài cái tên “Chùa Một Cột”, ngôi chùa còn được biết đến bởi những cái tên khác như Liên Hoa Đài, Diên Hựu Tự hay chùa Mật.
Không chỉ là một điểm đến tâm linh, chùa Một Cột là biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội. Năm 2012, di tích lịch sử ở Hà Nội này đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
Đến với chùa Một Cột linh thiêng, bạn không chỉ được sở thị một tác phẩm kiến trúc điêu luyện từ thời phong kiến. Mà còn có thể thắp nhang, cầu nguyện sức khỏe, bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.
– Địa chỉ: Phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
– Giờ mở cửa: 7:00 – 18:00 .
– Cách di chuyển:
– Đi bằng phương tiện cá nhân: Từ bưu điện thành phố, rẽ vào đường Đinh Tiên Hoàng – Hàng Gai – Hàng Bông – Điện Biên Phủ – Lê Hồng Phong – Ông Ích Khiêm – Chùa Một Cột.
– Đi bằng xe buýt: Các tuyến xe buýt đến chùa Một Cột là 09, 16, 22, 34.
7. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội với 1.500 năm tuổi. Ngôi chùa này được đánh giá là một trong những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới.
Đến tham quan chùa Trấn Quốc, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi lối kiến trúc đỉnh cao của ngôi chùa. Kết cấu và nội thất của chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp theo trình tự và những nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện.
Lịch sử của chùa Trấn Quốc gắn liền với nền Phật giáo Thăng Long, Hà Nội. Chùa Trấn Quốc là quần thể những tháp cổ. Nổi bật hơn hẳn là toà Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tương Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý, được gọi là Cửu phẩm liên hoa. Đối diện với bảo tháp là cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959.
Chùa Trấn Quốc chính là một di tích lịch sử ở Hà Nội có kiến trúc cực đẹp. Là điểm tham quan, ngắm cảnh và checkin tuyệt vời bởi background chùa chiền cổ kính.
– Địa chỉ: Đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
– Giờ mở cửa: 8:00 – 16:00
– Cách di chuyển: các tuyến xe buýt đến chùa Trấn Quốc: tuyến xe buýt số 33 và số 50.
8. Nhà tù Hỏa Lò
Tọa lạc tại phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò có diện tích lên đến 12.000m2. Nơi đây trước kia được thực dân Pháp sử dụng để giam giữ tù nhân và những tội phạm chính trị. Bạn sẽ không khỏi “rợn tóc gáy” khi bước vào nơi được ví như “địa ngục trần gian” này. Bởi nhà tù Hỏa Lò tái hiện lại những khung cảnh đau thương và xót xa của những chiến sĩ cách mạng ta bằng những hình ảnh chân thật đến từng đường nét.
Nhà tù Hỏa Lò là một trong những nhà tù kiên cố nhất Đông Dương. Và cũng được biết đến bởi nằm trong danh sách 10 nhà tù khét tiếng nhất thế giới.
– Địa chỉ: Số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội
– Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00
– Cách di chuyển: Các tuyến xe buýt đến cột cờ Hà Nội là 34, 32, 49
9. Di tích lịch sử ở Hà Nội thành Cổ Loa
Gọi là Loa Thành vì thành Cổ Loa được xây dựng theo kiểu vòng ốc. Tương truyền có 9 vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, hiện tại, chỉ còn lại 3 vòng. Thành Ngoại có chu vi 15km, thành Nội có chu vi 1600m. Thành Cổ Loa là quần thể của nhiều công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc, tượng Cao Lỗ hay am Mị Châu,…
Lễ hội Cổ Loa thường diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng hằng năm, vì vậy, đây chính là thời điểm đông đảo du khách đến đây để tham gia lễ hội. Lễ hội kéo dài cho tới khi diễn ra lễ tạ Trời Đất vào ngày 16 tháng Giêng thì kết thúc.
– Địa chỉ: Đông Anh, Hà Nội
– Giờ mở cửa: 6:30 – 18:00
– Cách di chuyển đến thành Cổ Loa:
– Đi bằng phương tiện cá nhân: Đi theo QL1A cũ đến cầu Đuống. Qua cầu Đuống sẽ tới thị trấn Yên Viên, rẽ vào QL3, đi thêm 5km nữa sẽ đến thành Cổ Loa.
– Đi bằng xe bus: Bắt xe 46 tại bến xe Mỹ Đình, hoặc bắt chuyến 15, 17 ở trạm trung chuyển Long Biên.
10. Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang sông Hồng để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Cầu Long Biên được ví như một chứng nhân lịch sử chứng kiến biết bao thăng trầm của đất nước.
Cầu có một đường sắt và hai làn đường bộ. Trong tài liệu tại Cục văn thư lưu trữ nhà nước khẳng định, tại thời điểm đầu thế kỷ 20, cầu Long Biên là cây cầu thép có kiến trúc đẹp nhất, dài nhất khu vực Đông Dương và là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới.
Ngày nay, cầu Long Biên không chỉ là di tích lịch sử ở Hà Nội nổi tiếng mà còn trở thành địa điểm dừng chân trong những chuyến phượt đêm và cũng là nơi checkin yêu thích của giới trẻ.
– Những tuyến Xe buýt này dừng gần Cầu Long Biên: 01, 04, 14, 14CT, 34, 41, 50, 86
Du lịch Hà Nội thì đừng bỏ lỡ những địa điểm mà Vietnam Daily Travel đã giới thiệu trên các bạn nhé!